Bệnh cảm cúm khiến bạn cảm thấy khó chịu và ngần ngại tiếp xúc với nhiều người vì sợ lây lan hay làm phiền họ. Mọi kế hoạch của bạn dường như sẽ bị ngưng lại bởi triệu chứng này. Những loại thuốc nam trị bệnh cảm cúm sẽ giúp bạn trị tận gốc những chứng bệnh này và không gây tác dụng phụ.

Trị bệnh cảm cúm với hành lá

Cháo hành lá là món ăn phổ biến trị bệnh cảm cúm theo phương pháp dân gian, bởi trong hành có tính sát khuẩn mạnh nên chữa trị cảm cúm rất nhạy. Món cháo này nấu khá đơn giản, chỉ cần nấu cháo trắng rồi cắt nhỏ hành cho vào, khuấy đều để hành chín rồi dùng ngay. Nên dùng cháo khi nóng cho vã mồ hôi ra sẽ rất nhẹ người.

Cháo hành giúp chữa trị cảm cúm rất nhạy

Trị bệnh cảm cúm với tía tô

Tía tô hay còn gọi là tử tô, tô ngạnh, tô diệp. Loại cây này giàu các vitamin A, C và các chất khoáng như canxi, sắt…Lá có mùi thơm, tính ấm nên cũng có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Nếu thấy trong người sốt, khó ra mồ hôi, tức ngực, buồn nôn, dùng lá tía tô giã nhỏ, gạn lấy nước uống sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể kết hợp tía tô với hành lá để tăng thêm hương vị cũng như tăng khả năng giải cảm cho tô cháo của bạn.

Trị bệnh cảm cúm bằng vỏ bưởi, lá bưởi

Vỏ bưởi hay lá bưởi có rất nhiều tinh dầu có vị cay, tính ấm, đắng. Vỏ bưởi kết hợp cùng lá bưởi, đun xôi cùng với lá xả, bồ kết hay lá hương nhu thành một bài thuốc xông hơi cực kỳ hiệu nghiệm cho người bị cảm cúm.

Cách xông như sau: Người bệnh ngồi hướng đầu vào nồi xông, trùm chăn kín đầu hoặc cả người, hơi nóng bốc lên mặt và đầu, mồ hôi vã ra; những tinh dầu có trong bưởi cũng làm cho hệ hô hấp thông thoáng.

Nếu không có thời gian để xông, người bệnh có thể lấy vỏ bưởi, cạo qua lớp vỏ xanh bên ngoài cho bớt đắng rồi thái khúc, đun lên lấy nước uống.

Bưởi giúp xông hơi cực kỳ hiệu nghiệm cho người bị cảm cúm.

Trị bệnh cảm cúm với gừng và mật ong

Trong gừng có chất chống oxy hóa, tính ấm, vị cay và nhiều chất kháng sinh. Gừng có tác dụng hạn chế và phòng ngừa sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn, virus nhờ hoạt tính kháng khuẩn cao. Ngoài ra, gừng tươi còn chứa một số thành phần hóa học giúp thông xoang, thông mũi, tốt cho hệ hô hấp, đặc biệt trong việc điều trị bệnh cảm cúm

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc tính hàn, cách phối hợp này còn giúp dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Gừng mật ong làm giảm sự lây lan của các loại vi khuẩn, virus

Mật ong là chất có tính ấm, tác dụng làm lành vết thương. Mật ong kết hợp với gừng lại là bài thuốc chữa cảm cúm tuyệt vời. Lấy vài lát gừng sống, pha trong nước nóng và cho một chút mật ong, uống trong vài ngày các triệu chứng bệnh cảm cúm sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý: Bạn nên dùng mật ong nguyên chất mới phát huy tác dụng tối ưu

Trị bệnh cảm cúm với cúc tần

Theo Y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ sốt, giảm đau, được dùng chữa cảm, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống nước lá cúc tần vào mồ hôi toát ra nhiều là được.

Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã cúc tần còn lại đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm…

Trên đây là những loại thuốc nam trị bệnh cảm cúm theo bằng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và tiết kiệm chi phí, nhất là bệnh sẽ khỏi nhanh chóng cũng như không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *