Trong thời gian gần đây, nhiều người đã chọn sử dụng nước ép cỏ lúa mì để chăm sóc sức khỏe cho mình. Đây không phải là loại nước ép mới lạ gì bởi nó đã và đang được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Qua các công trình nghiên cứu khoa học, các chuyên gia sức khỏe cũng khẳng định rằng: Cỏ lúa mì là nguồn tài nguyên dinh dưỡng của chúng ta.
Cỏ lúa mì là nguồn tài nguyên dinh dưỡng
Cỏ lúa mì tên tiếng anh là Wheatgrass, nó còn có tên gọi khác là tiểu mạch thảo hay cỏ mạch. Đây là loài cây dễ nuôi trồng. Cỏ lúa mì chính là thân và rễ cây lúa mì non phát triển trong khoảng từ 8 – 12 ngày tuổi. Chúng có chứa khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 axit amin và hơn một trăm enzyme có lợi cho sức khỏe con người.

Theo kết quả phân tích của PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay:
– Mầm của loài cỏ này có chứa nhiều enzym giúp chuyển hóa tinh bột thành đường giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.
– Rễ của cây khi nảy mầm sẽ sinh ra chất alcaloid horderin, đây là một amino phenol có tác dụng vào nhóm adrenalin kích thích hệ tuần hoàn ngoại vi do làm co thắt các mạch.
– Bên cạnh đó là nguồn các chất dinh dưỡng như: protid, lipid, vitamin B1 và E, C, E, H và K – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ…
Những công dụng của cỏ lúa mì
1. Cải thiện và tăng cường sức đề kháng
Do trong cỏ lúa mì có chứa nhiều chất chống hóa mạnh như vitamin K, B, C và E nên chúng có tác dụng ngăn cản các phóng xạ tự do ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra, chất oxy hóa này còn giúp đào thải những chất độc vốn có trong cơ thể như: nhôm, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác, giúp thanh lọc cơ thể.

Vì thế, người uống nước ép cỏ lúa mì hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, giúp mạch máu lưu thông, cân bằng độ pH, ổn định huyết áp, chống viêm xoang…
2. Chống thiếu máu
Nhờ vào chất diệp lục có trong cỏ lúa mì, nó có cấu trúc tương tự như phân tử haemoglobin có trong máu nên khi cơ thể được bổ sung nước ép này, các phân tử diệp lục sẽ chuyển hóa thành tế bào haemoglobin làm tăng lượng tế bào máu cũng như tăng cường khả năng vận chuyển oxy và các dưỡng chất khác đến các cơ quan chức năng trong cơ thể

3. Giảm cân hữu hiệu
Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cỏ lúa mì lại ít calo và không có chất béo. Trong cỏ lúa mì còn chứa nhiều chất xơ và enzyme lipase đóng vai trò chủ đạo trong việc phá vỡ các chất béo. Bên cạnh đó, chúng còn có chức năng
kích thích tuyến giáp và chống lại cảm giác thèm ăn. Chính nhờ ba yếu tố trên giúp cho bạn giảm cân một cách dễ dàng, tự nhiên và hữu hiệu.
4. Cân bằng hệ thần kinh
Diệp lục tố của cỏ lúa mì vốn có chứa chất bicarbonates, chất này có khả năng ức chế acid do căng thẳng, cảm xúc của sự tiêu cực và thực phẩm thức ăn sẽ tạo thành. Vì thế, khi bạn uống nước ép này sẽ cảm thấy dễ chịu tinh thần.

5. Điều trị tiểu đường
Nếu bạn có thói quen trước mỗi bữa ăn uống một ly cỏ lúa mì thì chất xơ sẽ kiểm soát sự hấp thụ đường và cholesterol từ thực phẩm. Điều này giúp ngăn chặn sự gia tăng đường huyết đột ngột của bệnh nhân đái tháo đường sau mỗi bữa ăn.
Lượng magiê cao chlorophyll (diệp lục) đã cải thiện độ nhạy insulin, đóng một vai trò khá quan trọng trong việc trì hoãn sự công kích của bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2 và đặc biệt tránh được các biến chứng của tiểu đường như các bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc, bàn chân và bệnh thận…
Sau khi tìm hiểu những thông tin trên, quả thật cỏ lúa mì là nguồn tài nguyên dinh dưỡng của chúng ta. Thông thường nhiều hộ gia đình sẽ tự trồng cỏ lúa mì (xem cách hướng dẫn) rồi thu hoạch sau thời gian nhất định, ép tươi và uống. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian thì vẫn có thể hưởng thụ nguồn dinh dưỡng này từ bột cỏ lúa mì, được cô đặc dạng bột theo kỹ thuật hiện đại nên hàm lượng dưỡng chất vẫn được giữ nguyên.
Xem thêm sản phẩm bột cỏ lúa mì tại đây!
