Nguy cơ bị ngộ độc trong tình huống này rất dễ xảy ra vì nhiều người ỷ y cho rằng những hạt đậu nhỏ bé không gây nên vấn đề nghiêm trọng đến như thế. Nhưng theo một số liệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố. Vì thế bạn sẽ bị ngộ độc nếu ăn đậu chưa chín
1. Kho tàng dinh dưỡng của đậu chưa chín
Nếu bạn muốn tìm một nguồn thực phẩm chứa ít chất béo và không có cholesterol thì họ hàng nhà đậu là ứng cử viên sáng giá. Bởi trong các loại đậu hạt khô cung cấp vitamin B, kali, sắt và chất xơ. Điển hình là trong đậu xanh bên cạnh các thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2 B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…

Bên cạnh đó, protein trong đậu xanh giúp làm giảm mức độ cholesterol trong máu, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Đây là thức ăn hoàn hảo cho việc giảm cân vì chứa ít chất béo, giàu protein và chất xơ, giúp hạ thấp một mức độ cholesterol cao trong hệ thống máu. Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét…
Ngoài ra, các loại đậu hạt nói chung còn được cho là giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và làm giảm cholesterol trong máu…
2. Bị ngộ độc nếu ăn đậu chưa chín theo các chuyên gia
Không chỉ đậu xanh mà các loại hạt đậu khác, nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín có thể gây ra một số nguy hại cho sức khỏe.
* Một nghiên cứu được PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh thuộc Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm- ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Đậu sống hoặc nấu chưa chín trước hết là rất khó ăn vì nó còn vị tanh của đậu và hệ thống enzim cũng không phá hủy được hạt đậu để tiêu hóa cho cơ thể. Thêm nữa khi ăn các loại hạt đậu chưa chín như đậu tương sẽ gây ra quá trình tương phản protein dẫn đến bị đầy bụng.

* Và trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Paul McNeil đăng trên Howwiki cho rằng đậu nấu chưa chín có thể gây khó chịu tạm thời và thậm chí cả bệnh tật, nguyên nhân là quá trình nấu nướng. Đậu cần phải được nấu lâu hơn để phá vỡ các thành phần hóa học của một thuốc trừ sâu tự nhiên được tìm thấy trong đậu. Hóa chất này thường được gọi là lectin và tên khoa học của nó là phytohaemagglutinin.
=> Nếu đậu không được nấu chín đúng cách có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau, từ khó chịu nhẹ đến đau rất nặng và thậm chí nhận được ngộ độc thực phẩm. Nếu như tiêu thụ lectin dài hạn đã được kết nối với bệnh celiac hoặc ung thư đại trực tràng. Do đó, cần nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng vừa đảm bảo.
3. Thời gian nấu các loại hạt đậu đúng cách
Đậu đỏ : Ngâm qua đêm, đun sôi cho phút 45-50 hoặc với nồi áp suất nấu trong 15-20 phút.
Đậu đen: Ngâm qua đêm, đun sôi cho 45-60 phút, nồi áp suất nấu trong 15-20 phút.
Đậu xanh: Ngâm qua đêm, đun sôi trong vòng 1 đến 2 1/2 1/2 giờ, với nồi áp suất trong 15-20 phút.

Đậu thận : Ngâm qua đêm, nấu ăn cho 1 đến 1 1/2 giờ, còn nồi áp suất thì nấu trong 10 phút. Đây là loại đậu khi chế biến phải cực kỳ cẩn thận với vì nó có mức phytohaemagglutinin cao nhất trong số tất cả các loại đậu.
Đậu lăng đỏ : Không ngâm cần thiết, nấu 20-30 phút hoặc áp suất nấu 5-7 phút. Luôn luôn rửa và lọc rây để loại bỏ mảnh vụn.
Đậu nành : Ngâm qua đêm, nấu trong 3 giờ hoặc nồi áp suất nấu trong 15 phút.
Qua bài chia sẻ Bạn sẽ bị ngộ độc nếu ăn đậu chưa chín trên hẳn là bạn đã hiểu về cách nấu các loại đậu như thế nào và hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của chúng như thế nào rồi phải không?
Nhà Bụt hiện đang cung cấp nhiều loại đậu nguyên hạt được trồng sạch, không phun thuốc trừ sâu và không dùng hạt giống biến đổi gen khi trồng.
Tham khảo thêm tại: https://nhabut.com/?product_cat=&s=%C4%91%E1%BA%ADu&post_type=product